Tin TứcChăm Sóc Chó

Em bé và chó ở chung nhà?Nên hay không nên

Câu trả lời là không trong hầu hết các trường hợp (trừ những chú chó hung dữ).

Không hiếm trường hợp khi chủ nuôi sắp có em bé, họ sẽ tìm người nhận nuôi chú chó của mình. Nói chung, sẽ không sao cả khi thú cưng của bạn ở gần em bé, miễn là chú chó đã được huấn luyện cũng như bạn có mặt ở đó để quan sát tình hình.

Liệu có nguy hiểm không khi em bé và chó ở chung nhà?
Photo by Ryan Stone on Unsplash

Liệu em bé và chó ở chung nhà được không?

Được chứ. Miễn là chú chó đã được huấn luyện và bạn có mặt ở đó để quan sát tình hình.

Việc huấn luyện cực kỳ quan trọng để em bé và chó ở chung nhà
Những kỹ năng quan trọng mà bạn cần huấn luyện chó:

Cách cư xử cơ bản

  • Dạy chó ngồi.
  • Ở đây, đợi ở cửa và ngồi yên
    Những kỹ năng này có thể giúp chó kiểm soát sự tăng động, và sẽ cực kỳ hữu ích trong nhiều tình huống. Ví dụ, bạn có thể dạy cho chó biết cách nằm xuống và ngồi yên mỗi khi bạn ngồi lên ghế cho em bé bú.
  • Bỏ ra và thả xuống
    Hai kỹ năng này sẽ dạy chó để yên không cắn phá đồ đạc của em bé.
  • Dạy chó gặp mặt và giao tiếp với người khác một cách lịch sự
    Một chú chó kích động hay nhảy nhót không những phiền phức-mà còn đôi khi nguy hiểm-đặc biệt khi bạn đang ôm em bé.
  • Nằm yên trong chuồng
    Nếu bạn dạy chó làm quen với việc ở trong chuồng, bạn sẽ yên tâm mỗi khi bạn không thể trông chừng nó, và chú chó sẽ có không gian của riêng mình để nghỉ ngơi thư giãn khi xung quanh ai cũng bận rộn.
  • Dạy chó đến khi được gọi
Liệu em bé và chó ở chung nhà được không?
Photo by Minnie Zhou on Unsplash

Những kỹ năng đặc biệt

  • Chạm mũi theo tay bạn
    Nếu bé chó của bạn căng thẳng hoặc nhút nhát, hãy dạy nó dùng mũi chạm tay bạn và bạn di chuyển tay để phân tán sự chú ý của nó mỗi khi ở gần em bé, để giúp nó thoải mái hơn. Sau khi bé chó đã học được kỹ năng chạm mũi theo tay bạn, bạn có thể dạy nó chạm nhẹ vào em bé bằng mũi.

  • Đi chỗ khác
    Dạy bé chó đi chỗ khác khi bạn yêu cầu sẽ giúp bạn kiểm soát những hành động và sự tiếp xúc của nó với em bé. Ví dụ, bạn có thể dụng hiệu lệnh này để yêu cầu chó đi chỗ khác cách xa em bé khi nó chồm lên người bé và làm bé khó chịu.

    Nếu chú chó hiểu rằng nó chỉ cần tránh mặt em bé khi bé làm nó thấy căng thẳng, nó sẽ không bao giờ bị rơi vào những tình huống căng thẳng-và sẽ không phải tru hay gầm gừ để giải tỏa sự lo âu.

    Cho chó một miếng bánh thưởng, nói “Đi đi”, rồi quăng miếng bánh cách xa bạn khoảng 1-1m5. Lặp lại câu nói trên vài lần.

    Bước tiếp theo là lặp lại việc quăng miếng bánh thưởng vài lần cho đến khi chú chó bắt đầu đi ra xa. Nói “đi đi”, rồi di chuyển cánh tay như bạn đang quăng miếng bánh thưởng.

    Khi chú chó di chuyển theo hướng bạn yêu cầu, kể cả chỉ một bước chân, hãy nói “Đúng rồi!” Sau đó lập tức quăng một miếng bánh thưởng cách xa bạn 1-1m5, theo hướng chú chó vừa bước đi. Sau vài lần lặp lại, đợi chó bước đi vài bước rồi hãy nói”Đúng rồi!” sau đó quăng bánh thưởng.

  • Chơi đuổi bắt
    Dạy chú chó chơi đuổi bắt với một món đồ chơi để sau này nó có thể chơi đùa với em bé một cách vui vẻ mà vẫn an toàn.
Liệu em bé và chó ở chung nhà được không?
Photo by Jimmy Conover on Unsplash

Dạy con của bạn cách đối xử với bé chó

  • Khi con của bạn ngày một lớn hơn, hãy dạy nó cách đặt ra ranh giới với chó, khoảng cách an toàn và những món đồ mà chó sở hữu. Luôn theo dõi và quan sát khi chúng ở cùng nhau để bạn có thể hướng dẫn con mình giao tiếp và chơi đùa với chó đúng cách. Khi bạn nhiệt tình hỗ trợ giúp sẽ giúp mối liên hệ chú chó và con bạn ngày càng phát triển theo chiều hướng tốt hơn.
  • Chỉ con bạn cách vuốt ve chú chó nhẹ nhàng mà chúng thích. Dạy con bạn cách cho chó ăn và gãi những vị trí ưa thích của chó. Giải thích cho con hiểu rằng việc đánh, đá hay nhéo chú chó, cũng như cưỡi, chọc ghẹo và cố ý hù dọa chú chó là KHÔNG nên.
  • Dạy con bạn chơi những trò chơi mang tính xây dựng với chó như đuổi bắt, kéo co và trốn tìm. Cho con bạn và bé chó sẽ rất vui nếu được chơi những trò huấn luyện, dạy hiệu lệnh hay huấn luyện chó bằng Clicker đó.
  • Cho bé chó tham gia những lớp học dạy chó phục tùng mệnh lệnh mà cho phép con bạn tham gia, để bé có thể học được cách ra lệnh cho chó một cách nhẹ nhàng mà vẫn hiệu quả. Khi con bạn ra hiệu lệnh cho chó, hãy hỗ trợ bé. Ví dụ, nếu con bạn nói “Ngồi” và bé chó thực hiện theo, hãy giúp con bạn khen ngợi chú chó và cho đưa bé một miếng bánh thưởng để thưởng cho chó. Nếu con bạn nói “ngồi” và chú chó lưỡng lự, bạn hãy lặp lại “ngồi” ngay lập tức. Nếu bạn tiếp tục hỗ trợ con bạn như vậy, chú chó sẽ học được rằng mỗi khi bé ra lệnh, bạn cũng sẽ ra lệnh-vì vậy chú chó sẽ nghe lời con bạn để được nhận phần thưởng nhanh hơn.
Dạy con của bạn cách đối xử với bé chó
Photo by Zachary Kadolph on Unsplash

Liệu em bé và chó ở chung nhà được không?

Bạn có thể để con mình và chú chó cưng ở chung ngay từ khi bé còn sơ sinh. Nhưng không bao giờ để chúng ở cùng nhau mà không có sự giám sát của bạn.

Trong mấy tháng cuối của thai kỳ, bạn nên bắt đầu huấn luyện chú chó vài kỹ năng, như chúng tôi nêu trên, và mang một con búp bê vòng quanh nhà để chú chó quen với việc chủ nuôi chia sẻ sự quan tâm với em bé.

Khi bạn mang bé sơ sinh về nhà lần đầu tiên, hãy cố gắng không làm thay đổi lịch sinh hoạt của chú chó quá nhiều. Tiếp tục duy trì việc dành thời gian cho chú chó và thưởng cho chúng mỗi khi chúng có biểu hiện tốt. Bạn có thể để dành hoặc cất đi những món đồ chơi ưa thích của chú chó để dùng chúng phân tán sự chú ý của chó vào ngày bạn mang em bé sơ sinh về nhà.

Bạn nên kiềm chế sự hưng phấn khi mang em bé về trước khi cho em bé và chú chó làm quen với nhau. Hãy chắc chắn rằng chú chó đang có những hành vi đúng mực (như ngồi hoặc đứng yên thay vì nhảy nhót hay cào cấu) khi bạn giới thiệu cả hai với nhau, và nhớ thưởng cho chú chó vì đã có biểu hiện tốt.

Một ý hay đó là cho em bé và chú chó cùng tham gia một hoạt động thú vị như đi dạo, để chú chó có trải nghiệm tích cực khi liên tưởng đến em bé. Giới thiệu chú chó với em bé sơ sinh sẽ là một quá trình kéo dài đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại, nhưng kết quả sẽ xứng đáng.

Liệu em bé và chó ở chung nhà được không?
Photo by Damir Spanic on Unsplash

Hãy nhớ rằng, KHÔNG BAO GIỜ ĐỂ CHÚ CHÓ VÀ EM BÉ Ở CÙNG NHAU MỘT MÌNH, cho dù bạn tin tưởng chú chó như thế nào. Khi con bạn trưởng thành, bạn cũng sẽ phải tiếp tục giám sát khi chúng tương tác với nhau bởi vì nhiều vụ chó tấn công trẻ em bởi vì trẻ em không nhận ra rằng chúng đã chọc giận hoặc đe dọa chú chó. Mặt khác, chú chó độ tuổi bao nhiêu thì phù hợp để sống chung với em bé?

Nguyên tắc chung đó là, nếu con của bạn nhỏ hơn 6 tuổi, tốt nhất nên nhận nuôi một chú chó lớn hơn 2 tuổi. Những lý do tại sao không nên nhận nuôi chó con:·

  • Chó con đòi hỏi chủ nuôi dành nhiều thời gian cho chúng, cũng như chủ nuôi phải kiên nhẫn, phải huấn luyện, dạy chúng giao tiếp với thế giới xung quanh và giám sát chúng. Nếu con bạn còn nhỏ và cần rất nhiều thời gian và sự chăm sóc của bạn, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng liệu mình có đủ thời gian và năng lượng để chia sẻ cho một chú chó con không.
  • Chó con, bởi vì chúng cũng là em bé, nên rất mỏng manh. Chú chó con sẽ dễ bị hoảng sợ, và dễ bị chấn thương, bởi một đứa trẻ tò mò và đôi khi xấu tính muốn bồng bế chú chó con lên, ôm hay kéo đuôi và tai chó.
  • Chó con cũng có răng và vuốt sắc bén. Chó con dùng miệng để khám phá thế giới xung quanh, và vô tình làm tổn thương đứa bé. Chó con thường hay nhảy nhót hơn chó trưởng thành và có thể vô tình làm em bé té ngã. Tất cả những tương tác giữa chú chó và em bé phải được giám sát kỹ càng nhằm làm giảm thiểu khả năng chấn thương.

Bạn có thể cân nhắc nhận nuôi một chú chó con (dưới 1 năm tuổi) sau này khi con bạn đã lớn hơn 6 tuổi.
Những lợi ích của việc nhận nuôi chó trưởng thành:

  • Một chú chó trưởng thành cần ít thời gian và sự chú ý của chủ nuôi sau khi chúng đã hòa nhập được vào gia đình và thói quen sinh hoạt mới, tuy nhiên bạn vẫn cần dành thời gian để giúp chú chó mới làm quen, giúp chú giao tiếp với thế giới xung quanh và huấn luyện chúng vài kỹ năng cơ bản.
  • Sẽ dễ đánh giá mức độ kiên nhẫn của chó trưởng thành với trẻ em hơn và nhiều chú chó trưởng thành có thông tin ghi chép từ các Trạm cứu hộ sẽ cho thấy chúng phù hợp với trẻ em lứa tuổi nào nhất.
Liệu em bé và chó ở chung nhà được không?
Photo by Karen Warfel on Pixabay

Chó liếm trẻ em có an toàn không?

Khi con bạn còn quá nhỏ, đừng cho phép chú chó liếm mặt con mình. Việc này có thể làm lây lan bệnh truyền nhiễm (qua phân chó) vào miệng hoặc mắt của bé.

Khi em bé lớn hơn, hệ miễn dịch của bé sẽ tốt hơn do đó bé có thể thoải mái chơi đùa với chó và thậm chí là nếu thú cưng gia đình có liếm bé cũng không gây vấn đề gì.

Sống chung với em bé có làm chú chó bị stress không?

Có đấy. Khi bạn mang em bé sơ sinh về nhà, chú chó sẽ bị choáng ngợp với quá nhiều thứ mới, mùi vị và âm thanh lạ. Chú chó sẽ thấy thất vọng, đặc biệt là nó không có thể chơi đùa với đứa bé nhiều.

Bạn sẽ điều chỉnh lịch sinh hoạt của bản thân khá nhiều, do đó lịch trình của chú chó cũng bị ảnh hưởng. Và, do không được ưu tiên, bạn sẽ dành ít thời gian và sự chú ý cho chú chó hơn. Đây có thể sẽ là một khoảng thời gian khó khăn đối với chú chó, đặc biệt nếu nó đã quen với việc làm “con một” trong một khoảng thời gian dài. Tất cả những nguyên nhân trên sẽ làm chú chó bị stress.

Điều này rất hay gặp, khi chú chó hay nhận được sự ưu ái và chú ý của cả gia đình, nay sẽ cảm thấy ganh tỵ và stress do em bé sơ sinh mới về nhà. Bạn nên để chú chó làm quen với thành viên mới này khi bạn có mặt ở đó.

Tiếp tục quan tâm và chú ý đến chú chó thật nhiều, cả khi có hoặc không có mặt em bé. Việc này sẽ giúp giảm thiểu sự ghen tỵ và căng thẳng của chú chó.

Nếu chú chó có bất kỳ biểu hiện hung hăng hoặc tập tính lãnh thổ nào với em bé, bạn nên lập tức chấn chỉnh chú ta. Chú chó sẽ học được những hành vi nào được phép và không khi ở gần em bé. Nếu chú chó không thay đổi hành vi sau lời khiển trách của bạn, hãy nhờ sự một chuyên gia huấn luyện động vật hỗ trợ.

Sống chung với em bé có làm chú chó bị stress không?
Photo by Michal Fošenbauer on Pixabay

Tổng kết

  • Nói chung, sẽ không sao cả khi thú cưng của bạn ở gần em bé, miễn là chú chó đã được huấn luyện cũng như bạn có mặt ở đó để quan sát tình hình.
  • Bạn nên dạy chú chó những cách đối xử cơ bản và những kỹ năng đặc biệt trước khi em bé ra đời vài tháng. Con của bạn cũng nên được dạy cách đối xử tôn trọng với chú chó.
  • Bạn có thể để con mình và chú chó cưng ở chung ngay từ khi bé còn sơ sinh. Nhưng không bao giờ để chúng ở cùng nhau mà không có sự giám sát của bạn.
  • Nguyên tắc chung đó là, nếu con của bạn nhỏ hơn 6 tuổi, tốt nhất nên nhận nuôi một chú chó lớn hơn 2 tuổi. Bạn có thể cân nhắc nhận nuôi một chú chó con (dưới 1 năm tuổi) sau này khi con bạn đã lớn hơn 6 tuổi.
  • Khi con bạn còn quá nhỏ, đừng cho phép chú chó liếm mặt con mình.
  • Khi bạn mang em bé sơ sinh về nhà, chú chó sẽ bị choáng ngợp với quá nhiều thứ mới, mùi vị và âm thanh lạ. Lịch trình của chú chó cũng bị ảnh hưởng và chủ nuôi cũng dành ít thời gian và sự chú ý cho chú ta. Tất cả những nguyên nhân trên sẽ làm chú chó bị stress.

Hy vọng những chia sẽ về Liệu có nguy hiểm không khi em bé và chó ở chung nhà? sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích. Nhớ follow Nhà cho chó mèo để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Developed by Tiepthitute
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay