Tin Tức

5 loài động vật không nên nuôi chung với chó

5 loài động vật không nên nuôi chung với chó

23 / 100

Đôi khi chủ nuôi chó sẽ rất hào hứng với ý tưởng nhận nuôi thêm một bé thú cưng mới, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi việc lo lắng liệu chú chó của mình và bé thú cưng mới có hòa hợp được với nhau không.

Chó có thể chung sống hòa thuận với nhiều loài động vật như: mèo, chim, gà, ngựa, thỏ, chuột hamster… Chó là loài động vật thân thiện, dễ tính nhất nên chúng có thể hòa nhập với các vật nuôi khác. Nhưng bạn cũng nên nhớ rằng việc gì cũng có ngoại lệ và chó sẽ đặc biệt không ưa thích một vài loài động vật đấy. Cùng tìm hiểu kỹ hơn với PetOi nhé.

Không nên gấp rút cho chó và những vật nuôi khác sống chung

Khi mang một vật nuôi mới về nhà, chủ nuôi hãy chuẩn bị tâm lý rằng nó cần một khoảng thời gian để làm quen và thích nghi với chú chó của gia đình. Không nên giới thiệu chúng với nhau quá sớm và quá nhanh chóng.

Chủ nuôi sẽ thấy chú chó của mình hoặc lẩn trốn hoặc tìm cách phản ứng lại bé thú cưng mới.

Đôi khi chú chó sẽ có những hành vi khác lạ nhằm thu hút sự chú ý của chủ nuôi, như sủa, cào cấu, ăn cắp đồ vật, hoặc chen lấn xô đẩy bé thú cưng mới và nhảy lên người bạn.

Những hành vi này là hoàn toàn bình thường và bạn không cần phải lo lắng nếu chỉ diễn ra trong vòng 1-2 tuần.

Bạn có thể giúp bé thú cưng mới hòa nhập dễ dàng hơn với những bước sau:

  • mỗi khi bạn không có thời gian canh chừng chúng thì phải nhốt bé thú cưng mới và chú chó ở hai nơi riêng biệt. Nghe thì có vẻ nghiêm khắc, nhưng việc này giúp phòng tránh chấn thương cho cả hai và cuộc sống của chú chó không bị thay đổi quá đột ngột.
  • vẫn cho phép chú chó lui tới những khu vực quen thuộc của ngôi nhà. Nếu chú chó bị nhốt trong chuồng, thì chủ nuôi vẫn nên nhốt chó trong chuồng. Nếu chú ta từng bị cấm đi lên lầu một, thì chủ nuôi vẫn nên tiếp tục cấm chú ta.
  • Nên nhốt bé thú cưng mới ở một khu vực trung lập (như một căn phòng, tầng hầm, nhà vệ sinh thông thoáng và có ánh sáng) và cho bé vài món đồ chơi, chăn mền, nước uống, nhà vệ sinh nếu bé thú cưng mới là mèo, và những vật dụng khác nếu cần. Cực kỳ cẩn thận không nhốt bé thú cưng mới ở khu vực quen thuộc mà chú chó hay lui tới.
  • Khu vực nên tránh là những nơi chủ nhân và thành viên của ngôi nhà hay sử dụng để chơi đùa với thú cưng (phòng ngủ chẳng hạn) hoặc là nơi chú chó ưa thích tận hưởng không gian một mình (xung quanh chỗ ăn uống hoặc gần cửa sổ).
  • Nếu bé chó luôn bị nhốt chuồng, bạn có thể cho chúng làm quen với nhau bằng cách nhốt bé thú cưng mới ở góc khác của căn phòng, để chú chó có thể nhìn thấy nó. Khi chúng cảm thấy quen thuộc với nhau hơn, bạn có thể dời chuồng của chúng lại gần nhau từ từ cho đến khi hai cái chuồng sát nhau.
  • Đảm bảo khu vực nhốt bé thú cưng mới phải “an toàn cho thú cưng”. Nghĩa là đóng nắp bồn cầu, cuộn và dọn dẹp dây điện, bao bọc ổ điện, mang những vật dụng giá trị hay dễ vỡ đi nơi khác.
  • Thú cưng mới sẽ tìm cách khám phá nơi ở mới, do đó hãy đảm bảo rằng chúng sẽ an toàn. Nếu bé thú cưng mới còn khá nhỏ, chủ nuôi nên nhốt chúng vào chuồng để đảm bảo an toàn. Có thể việc nhốt chuồng không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho một chú thú hoang không quen bị nuôi nhốt với bản tính hoang dã và móng vuốt sắc nhọn, tuy nhiên nó chí ít sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ chấn thương.

Những loài động vật không nên nuôi chung với chó

Mặc dù chó là một loài vật dễ dãi trong việc chung sống với hầu hết những loài khác, nhưng vẫn có ngoại lệ. Nên nhớ rằng hầu hết chó không ưa hamster, chim chóc nhỏ, bò sát và động vật lưỡng cư.

Hamster

Cho dù chú chó của bạn già hay thân thiện đến mức nào đi nữa, hầu như bản năng sẽ mách bảo chúng rượt đuổi con mồi là hamster. Không những vậy, chú hamster sẽ cảm nhận chó như kẻ săn mồi của giống loài, từ đó sẽ bị stress.

Hamster sẽ cảm nhận chó như kẻ săn mồi của chúng
Hamster sẽ cảm nhận chó như kẻ săn mồi của chúng

Chim chóc vóc nhỏ

Chó, cũng tương tự như mèo, là động vật săn mồi trong tự nhiên, đa số chúng sẽ có linh tính thúc giục việc săn đuổi và bắt chim.

Cho dù chú chó của bạn ít có bản năng săn mồi hơn những chú chó khác, thì chúng cũng sẽ luôn có bản năng săn chim.

Chim luôn là loài động vật ưa thích của chó
Chim luôn là loài động vật ưa thích của chó

Bò sát và Lưỡng cư

Nếu may mắn, thì chó và bò sát (như thằn lằn, tắc kè…) và chó sẽ chung sống hòa bình kiểu “nước sông phạm nước giếng”. Cũng có vài trường hợp chúng hòa hợp và thân thiết, nhưng hầu như là sẽ lờ nhau. Do kế thừa bản năng của tổ tiên, nếu bé thú cưng bò sát hoảng sợ và chạy trốn sẽ kích hoạt bản năng săn mồi của chó và có thể dẫn đến kết quả đẫm máu.

Mặt khác, động vật lưỡng cư như ếch mang chất độc khá nguy hiểm đối với chó. Đa số ếch và cóc tiết một chất độc qua da hoặc có mùi hôi cực kỳ kinh khủng (làm chú chó sùi bọt mép hoặc khiến chú chó hoảng sợ do mùi vị khó nuốt), hoặc tác dụng như một chất độc mạnh. Những chất hóa học này khá độc và sẽ được hấp thu nhanh chóng qua miệng, mũi và mắt chó.

Mặc dù có nhiều trường hợp chó và hamster, chim chóc vóc nhỏ, bò sát và lưỡng cư chung sống hòa bình đi nữa. Thì những trường hợp này rất hiếm xảy ra và cần rất nhiều thời gian cũng như nỗ lực. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo chủ nuôi nên tránh nhận nuôi những loại thú cưng này về nuôi nếu họ đã nuôi chó ở nhà.

Chó rất khó để sống chung với bò sát và lưỡng cư
Chó rất khó để sống chung với bò sát và lưỡng cư

Cá, rùa và những động vật sống trong nước khác

Mặc dù chó rất hiếm khi gây nguy hiểm cho cá, rùa hay những động vật sống trong nước khác, chủ nuôi cũng nên cẩn thận quan sát khi mới đem bể cá về nhà. 

Nếu bạn quan sát thấy chú chó nhà ta cực kỳ cảnh giác và luôn nhìn chằm chằm hồ cá thì bạn nên cẩn thận không cho chú chó động vào hay làm ngã hồ cá. 

Nếu chú chó của bạn thậm chí còn tìm cách leo lên hồ cá, thì bạn phải tìm cách giải quyết ngay. Bạn có thể huấn luyện chó không được đến gần hồ cá. 

Nếu thử đủ mọi cách vẫn không hiệu quả, bạn có thể cấm cửa chú chó lai vãng đến khu vực hồ cá. Ngay cả một hồ cá nặng chình chịch cũng có thể bị chó xô ngã hay làm vỡ, cho dù chú ta không cố tình.

Cá, rùa và những động vật sống trong nước khác
chủ nuôi cũng nên cẩn thận quan sát khi mới đem bể cá về nhà. 

Những loài không nên nuôi chung với một vài giống chó đặc biệt

Khi chọn một loài động vật khác làm thú cưng, hãy cân nhắc liệu bản năng của chó có làm cho nó rượt đuổi thú cưng mới hay không. Một vài giống chó đặc biệt cảm thấy thỏ và chồn quá gọi mời khiến chúng không thể cưỡng lại cảm giác muốn rượt đuổi.

Thỏ

Nhiều gia đình chọn sai giống chó để nuôi làm cho chó rượt đuổi và giết mất thỏ.

Ví dụ, chú chó giống Siberian Husky là một người bạn ngọt ngào và thân thiện với trẻ nhỏ, nhưng không có nghĩa là chú ta cũng như vậy đối với thỏ.

Đây là vài ví dụ về giống chó mà bạn không nên nuôi cùng với thỏ:

  • Chó kéo xe như Siberian Husky
  • Chó dẫn đường như Greyhound, Whippet, Russian Wolfhound…
  • Chó đánh hơi như Beagle
  • Chó săn như Airedale và Dachshund
  • Chó giữ nhà có tập tính săn mồi cao, như German Shepherd và Belgian Malinois
Thỏ
Photo by Gavin Allanwood on Unsplash

Chồn

Nhiều chú chó (như chó săn) được nhân giống để săn loài gặm nhấm và những động vật nhỏ khác, do đó bản năng của chúng dễ bị kích thích khi nhìn thấy những động vật nhỏ.. Tương tự như thỏ, chủ nuôi nên cân nhắc không nên chọn nuôi những giống có tập tính săn mồi cao như:

  • Afghan Hounds
  • Alaskan Malamutes
  • Australian Cattle Dogs
  • Basenjis
  • Beagles
  • Bullmastiffs
  • Doberman Pinschers
  • Jack Russell Terriers
  • Rhodesian Ridgebacks
  • Samoyeds
  • Shiba Inus
  • Siberian Huskies
  • Weimaraners
  • Whippets
  • Yorkshire Terriers
Chó và chồn không nên sống chung với nhau
Chó và chồn không nên sống chung với nhau

Lợn

Ngày nay có nhiều người rất thích nuôi lợn ở nhà như thú cưng. Nếu bạn đã có một chú chó cưng ở nhà thì nên nhận nuôi một chú lợn con vì chúng sẽ dễ làm thân với nhau hơn. Nếu bạn đã nuôi lợn ở nhà, thì không nên chọn nuôi một chú chó có tập tính săn mồi cao như thông tin ở trên. 

Phương án tốt nhất là nhận nuôi chó và lợn cùng lúc khi chúng còn nhỏ (chó con và lợn con).

Mẹo:

  • Tốt nhất là không bao giờ để chó và lợn ở cùng nhau mà không có người quan sát, cho dù chúng thân thiết tới mức nào đi chăng nữa.
  • Có những trường hợp ghi nhận chó tấn công lợn ở cùng nhà mà không rõ nguyên nhân.
  • Chú chó có thể làm lợn bị thương thậm chí tử vong.
  • Nên nhớ rằng, chú chó là động vật săn mồi còn lợn là con mồi trong tự nhiên.
Lợn
Ngày nay có nhiều người rất thích nuôi lợn ở nhà như thú cưng

Tổng kết

  • Đôi khi chủ nuôi chó sẽ rất hào hứng với ý tưởng nhận nuôi thêm một bé thú cưng mới, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi việc lo lắng liệu chú chó của mình và bé thú cưng mới có hòa hợp được với nhau không.
  • Khi mang một vật nuôi mới về nhà, chủ nuôi hãy chuẩn bị tâm lý rằng nó cần một khoảng thời gian để làm quen và thích nghi với chú chó của gia đình. Không nên giới thiệu chúng với nhau quá sớm và quá nhanh chóng.
  • Nên nhớ rằng hầu hết chó không ưa hamster, chim chóc nhỏ, bò sát và động vật lưỡng cư.
  • Khi chọn một loài động vật khác làm thú cưng, hãy cân nhắc liệu bản năng của chó có làm cho nó rượt đuổi thú cưng mới hay không. Đối với nhiều giống chó, thỏ và chồn đặc biệt mời gọi làm chúng không thể cưỡng lại cảm giác săn đuổi.

Hy vọng những chia sẽ về 5 loài động vật không nên nuôi chung với chó sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích. Nhớ follow Nhà cho chó mèo để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Developed by Tiepthitute
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay